HÀNG HOÁ NGUY HIỂM

Hàng hoá nguy hiểm là gì, điều kiện để vận chuyển hàng hoá nguy hiểm như thế nào? Có lẽ chúng ta chỉ hiểu chung chung nguy hiểm- là có hại cho sức khoẻ còn không rõ được cách thức phân loại ra sao, mức độ nguy hiểm thế nào, điều kiện vận chuyển, ai cấp phép cho việc vận chuyển này… Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho các bạn rõ về những điểm căn bản liên quan đến vấn đề này.

Tính đến thời điểm hiện tại thì văn bản pháp luật mới nhất quy định về hàng hoá nguy hiểm chính là NĐ số 39/2024/NĐ-CP. Văn bản này mới có hiệu lực thi hành ngày 15.5.2024.

  1. Hàng hóa nguy hiểm là gì?

Hàng hoá nguy hiểm hiểu là loại, chủng loại hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi được vận chuyển trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa và chúng có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Theo quy định tại khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 34/2024/NĐ-CP thì hàng hoá nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

  1. Hàng hóa nguy hiểm được phân thành mấy loại?

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 34/2024/NĐ-CP thì hàng hóa nguy hiểm được phân  thành 9 loại như sau:

Loại 1: Chất nổ và vật phẩm dễ nổ

+ Nhóm 1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng;

+ Nhóm 2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng;

+ Nhóm 3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng;

+ Nhóm 4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể;

+ Nhóm 5: Chất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng;

+ Nhóm 6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.

Loại 2. Khí

+ Nhóm 1: Khí dễ cháy;

+ Nhóm 2: Khí không dễ cháy, không độc hại;

+ Nhóm 3: Khí độc hại.

Loại 3: Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy

Loại 4: 

+ Nhóm 1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy

+ Nhóm 2: Chất có khả năng tự bốc cháy;

+ Nhóm 3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.

Loại 5:

+ Nhóm 1: Chất ôxi hóa;

+ Nhóm 2: Perôxít hữu cơ.

Loại 6:

+ Nhóm 1: Chất độc;

+ Nhóm 2: Chất gây nhiễm bệnh;

Loại 7: Chất phóng xạ.

Loại 8: Chất ăn mòn.

Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.

Lưu ý: Các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.

Như vậy, tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành loại, thành những nhóm khác nhau. Với việc phân loại chi tiết thế sẽ giúp chúng ta xác định rõ đặc tính của từng loại hàng nguy hiểm để từ đó áp dụng các biện pháp vận chuyển, bảo quản phù hợp để đảm bảo an toàn.

Đối với công ty kinh doanh xăng dầu chất đốt thì việc xin cấp phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là bắt buộc và sẽ do cơ quan Công An thuộc lực lượng PCCC cấp. Hồ sơ có thể nộp online ở cổng dịch vụ công của Bộ Công An- https://dichvucong.bocongan.gov.vn/, lựa chọn cấp tương ừng để thực hiện. Hồ sơ gồm có:

Thời hạn của Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm cháy nổ đã được nới rộng thành 2 (hai) năm so với 6 (sáu) tháng trước đây.

Hy vọng nhưng thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về hàng hoá nguy hiểm và biết cách áp dụng tại cơ sở của mình.

     Biên soạn: Trường Giang