Đoàn thể thao của Việt Nam tham dự thế vận hội Olympic Tokyo 2020 vói 43 thành viên gồm 25 người là cán bộ đoàn, huấn luyện viên, chuyên gia và 18 người là vận động viên (VĐV). Tổng số môn thi đấu mà đoàn Việt Nam đăng ký là 11 môn.
Những gương mặt VĐV tham gia ở từng bộ môn bao gồm: Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Thị Ánh Viên (Bơi), Thạch Kim Tuấn, Hoàng Thị Duyên (Cử tạ), Nguyễn Thị Thanh Thủy (Judo), Hoàng Xuân Vinh (Bắn súng), Nguyễn Tiến Minh, Nguyễn Thùy Linh (Cầu lông), Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Văn Đương (Boxing), Lê Thanh Tùng, Đinh Phương Thành (Thể dục dụng cụ), Trương Thị Kim Tuyền (Taekwondo), Đỗ Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Hoàng Phi Vũ (Bắn cung), Quách Thị Lan (Điền kinh), Lường Thị Thảo/Đinh Thị Hảo (Rowing).
Trải qua hơn 10 ngày thi đấu tại Olympic Tokyo nhưng đoàn thể thao Việt Nam vẫn không giành được huy chương nào, mặc dù vậy vẫn có những thành tích đáng ghi nhận so với thực lực của chính chúng ta.
Hãy cùng nhau điểm lại các bộ môn thể thao đoàn ta đã thi đấu:
Bộ môn bơi: Hai vận dộng viên tham gia Nguyễn Thị Ánh Viên xuất vé mời và Nguyễn Huy Hoàng xuất chính thức.
Do tham gia với tư cách vé mời nên Ánh Viên cũng không thể có những tập luyện chu đáo và bởi vậy, việc cô thi đấu không thành công trước những đối thủ mạnh cũng là điều dễ hiểu.
Nguyễn Huy Hoàng có nhiều cơ hội lớn khi anh có xuất chính thức để tới thẳng Olympic ở nội dung 800m và 1500m tự do. Kình ngư có biệt danh “Rái cá sông Gianh” cũng có chuẩn B ở 200m và 400m tự do. Anh sẽ đăng ký cả bốn nội dung này. Như thế anh cũng là VĐV Việt Nam dự nhiều nội dung nhất lịch sử một kỳ Olympic. Kết quả Huy Hoàng xếp thứ 20/34 nội dung 800m tự do nam, xếp thứ 12/29 nội dung 1.500m tự do nam. Dù không giành huy chương nhưng Huy Hoàng xếp đầu trong nhóm VĐV châu Á và trong tương lai, anh vẫn có thể mang lại tự hào cho thể thao Việt Nam ở các đấu trường khác.
Bộ môn cử tạ:
Bộ mon Judo:
Sáng 25.7, võ sĩ Nguyễn Thị Thanh Thuỷ của Việt Nam có trận ra quân môn Judo (hạng cân dưới 52kg nữ) tại Olympic Tokyo 2020. Đối thủ của Thanh Thuỷ là võ sĩ Andreea Chitu người Romania, từng 2 lần giành huy chương bạc thế giới và 2 lần vô địch châu Âu. Trước đối thủ vượt trội cả về thể hình lẫn kinh nghiệm, đại diện Việt Nam nhanh chóng bị áp đảo bởi liên tiếp những pha quật ngã của Andreea Chitu. Trận đấu sớm, Thanh Thuỷ thua cuộc.
Bộ môn bắn súng:
Hoàng Xuân Vinh 46 tuổi tham dự Olympic Tokyo 2020 bằng suất mời của Liên đoàn bắn súng quốc tế. Ở nội dung nam 10m súng ngắn hơi, xạ thủ Việt Nam không còn giữ được phong độ như khi giành tấm huy chương vàng lịch sử ở kỳ Thế vận hội năm 2016. và đã sớm bị loại.
Bộ môn cầu lông: đoàn ta có 2 đại diện, Nguyễn Tiến Minh và Nguyễn Thùy Linh. Nguyễn Tiến Minh – Lão tướng 38 tuổi này lập kỷ lục là tay vợt già nhất chơi cầu lông, là VĐV đầu tiên của Việt Nam bốn lần liền dự Olympic. Tuy nhiên môn thể thao này đòi hỏi ngoài kỹ năng là sức trẻ, sự bền bỉ và dẻo dai, đó chính là lý do Tiến Minh phải dừng bước.
Nguyễn Thùy Linh tay vợt nữ số một Việt Nam tham dự nội dung cầu lông đơn nữ mới sinh năm 1997. Mặc dù vậy Thùy Linh lập dấu mốc lịch sử cho cầu lông Việt Nam tại Olympic khi giành chiến thắng hai trận ở vòng bảng trước tay vợt người Pháp Qi Xuefei (2-0) và tay vợt Thụy Sỹ Jaquet Sabrina (2-0). Nhưng sau đó khi phải đối đầu với tay vợt số một thế giới người Đài Loan Trung Quốc Tai Tzu Ying, Thùy Linh đã phửi dừng bước, chịu thất bại t (0-2). Do vậy, Thùy Linh bị loại ở vòng bảng, xếp hạng 15 chung cuộc.
Bộ môn Boxing:
Ngày 24.7.2021, ở trận ra quân nội dung boxing hạng cân dưới 57kg, Nguyễn Văn Đương vượt qua Tayfur Aliyev (Azerbaijan) với tỷ số 3-2. Đây là trận thắng sau 32 năm chờ đợi của boxing Việt Nam ở đấu trường Olympic. Nhưng sau đó, Tuy nhiên, chiều 28.7.2021, khi gặp đối thủ rất mạnh ở vòng 1/8 hạng cân dưới 57kg, Nguyễn Văn Đương dù đã thi đấu rất nỗ lực nhưng chỉ trụ được khoảng 1 phút và chấp nhận trận thua 0-5 trước Erdenebatyn (Mông Cổ), dừng bước tại Olympic Tokyo 2020.
Nguyễn Thị Tâm bước vào trận ra quân môn boxing vòng 1/16 hạng cân dưới 51kg nữ đối đầu Stoyka Krasteva đến từ Bulgaria, người từng 2 lần về ngôi Á quân thế giới. Chơi sòng phẳng ở 2 hiệp đầu nhưng khi vào hiệp thứ 3 quyết định thì 3/5 trọng tài chấm thắng cho Krasteva trong hiệp đấu này. Kết quả chung cuộc Nguyễn Thị Tâm thua 2-3 và chính thức dừng bước tại Olympic Tokyo 2021.
Bộ môn thể dục dụng cụ: cả hai VĐV đều thi đấu không thành công ở Olypic Tokyo 2020.
Chiều 24.7, VĐV Lê Thanh Tùng thi đấu ở 2 nội dung xà đơn và nhảy chống, trong đó nhảy chống chính là nội dung sở trường của anh.
Tại nội dung xà đơn vốn không phải sở trường của Thanh Tùng, anh đứng thứ 3/4 ở nhóm dự tranh của mình và không thể giành quyền vào chung kết.
Ở vòng loại nhảy chống, Thanh Tùng thực hiện bài nhảy với độ khó giảm dần, nhưng vấn không có kết quả tốt. Chung cuộc anh đứng thứ 11/12 VĐV dự tranh.
|
|
Trong khi đó, Đinh Phương Thành bước vào thi đấu vòng loại nội dung xà kép. Do chưa hoàn toàn bình phục chấn thương nên kết quả thi đấu của anh không được như ý. Phương Thành xếp cuối trong nhóm các vận động viên tham dự và không thể lọt vào chung kết. Thể dục dụng cụ Việt Nam đã sớm dừng bước ở Olympic Tokyo 2020.
|
Bộ môn Taekwondo: Trương Thị Kim Tuyền, sinh năm 1997 tại Vĩnh Long là võ sĩ taekwondo đầu tiên của Việt Nam dự Olympic sau 9 năm. Để chuẩn bị cho Olympic Tokyo 2020, Kim Tuyền đã được đi tập huấn tại Nhật Bản để hoàn thiện bản thân trước giải.
Ở trận đấu vừa kết thúc sáng 24.7, võ sĩ Việt Nam đã thi đấu áp đảo trước đối thủ và kết thúc trận đấu với chiến thắng áp đảo 19-5, dành suất chơi vòng tứ kết.
Tại tứ kết, Kim Tuyền đối mặt với thử thách lớn nhất khi so tài với võ sĩ số 1 thế giới người Thái Lan Panipak Wongpattanakit. Trước đối thủ có đẳng cấp cao hơn này Kim Tuyền đã để thua với tỷ số 11-20.
Bộ môn bắn cung: Đỗ Thị Ánh Nguyệt và Nguyễn Hoàng Phi Vũ là hai VĐV cùng thi đấu ở nội dung cung 1 dây.
“Hot girl bắn cung” Đỗ Thị Ánh Nguyệt là VĐV trẻ tuổi nhất của đoàn thể thao Việt Nam. Ngày 23/7, Ánh Nguyệt mở hàng cho đoàn thể thao Việt Nam ở vòng phân hạng nội dung bắn cung đơn nữ và xếp hạng 49 chung cuộc. Ở vòng 1/32, Ánh Nguyệt thất bại 5-6 trước đối thủ chủ nhà Nhật Bản Ren Hayakawa dù cô chiếm lợi thế lớn trước đó và chính thức chia tay Olympic.
Nguyễn Hoàng Phi Vũ tham dự nội dung bắn cung đơn nam. Ở vòng phân hạng ngày 23/7 anh xếp hạng 53 chung cuộc. Ở vòng 1/32 ngày 29/7, Phi Vũ để thua đối thủ người Đài Loan (Trung Quốc) Tang Chih-Chun với tỷ số 1/7 và rời sân chơi Olympic.
Bộ môn điền kinh:
Là VĐV thi đấu cuối cùng của đoàn thể thao Việt Nam ở Olympic, VĐV Quách Thị Lan đã thất bại ở bán kết 400m rào nữ khi cô chỉ xếp thứ 6/8 ở lượt thi bán kết đầu tiên với thành tích 56 giây 78. Dù vậy, nữ VĐV này đã lập dấu mốc cho lịch sử điền kinh Việt Nam khi lần đầu tiên giành quyền vào bán kết ở nội dung 400m rào nữ tại một kỳ Olympic.
Bộ môn Rowing: dù đã thi đấu vô cùng cố gắng, ngày 24.7.2021 hai tuyển thủ của Việt Nam cũng chỉ có thể về đích ở vị trí thứ 4 sau khi về đích với thời gian 7 phút 36 giây 21. Ngày 29/7, Lường Thị Thảo và Đinh Thị Hảo về thứ 3 chung kết nhóm C và xếp hạng 15/18 chung cuộc ở nội dung thuyền đôi nữ đôi mái chèo hạng nhẹ tại Olympic Tokyo 2020 và không có bất kỳ huy chương nào.
Có thể nói rằng, tình hình dịch bệnh đang rất phức tap đã có ít nhiều ảnh hưởng đến các chương trình tập luyện của các VĐV thế giới nói chung, VĐV Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên để chơi ở một sân chơi lớn- tầm vóc thế giới thì sự chuẩn bị càng phải công phu, chu toàn. Quan trọng hơn là chúng ta cần phải chú trọng vào những bộ môn thể thao đòi hỏi sự khéo léo hơn là thể lực. Có như thế chúng ta mới có hy vọng sở hữu được huy chương!
Nguồn bài và ảnh: Internet – Biên soạn NTG1102